Nguyên nhân chính dẫn đến rôm sảy ở trẻ em
Theo hồ sơ vụ án, từ tháng 12.2011, bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, là cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) nhờ người đứng tên để sở hữu phần lớn cổ phần của 3 ngân hàng TMCP là Sài Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất. Khi 3 ngân hàng này lâm vào tình trạng yếu kém phải hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (tức SCB), bị cáo Lan tiếp tục nhờ người đứng tên sở hữu phần lớn cổ phần và nắm quyền chi phối.Sau khi thâu tóm SCB phục vụ cho hoạt động của Vạn Thịnh Phát, bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lãnh đạo ngân hàng phối hợp cùng cán bộ chủ chốt ở tập đoàn rút tiền của dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay được lập khống để đầu tư nhiều dự án bất động sản.Mặc dù không giữ chức vụ tại SCB nhưng bằng việc sở hữu hơn 91% cổ phần của SCB, bị cáo Trương Mỹ Lan là người chi phối mọi hoạt động tại ngân hàng.Ngoài ra, để che giấu thực trạng yếu kém, giúp SCB thoát khỏi diện kiểm soát đặc biệt, bà Lan đã chỉ đạo thuộc cấp "đưa hối lộ" cho đoàn cán bộ thanh tra. Trong đó, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (là cựu Tổng giám đốc SCB) đã 4 lần đưa cho bị cáo Đỗ Thị Nhàn (là cựu cục trưởng Thanh tra, giám sát II, thuộc Ngân hàng Nhà nước) số tiền 5,2 triệu USD; đưa tiền và quà cho các thành viên đoàn thanh tra để bưng bít sai phạm, tạo điều kiện cho SCB được tiếp tục tái cơ cấu.Hội đồng xét xử đánh giá, hành vi của bị cáo Trương Mỹ Lan là đặc biệt nghiêm trọng; là người chủ mưu, cầm đầu, cùng lúc phạm 3 tội "tham ô tài sản", "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "đưa hối lộ". Hành vi của các bị cáo tác động xấu đến hoạt động ngân hàng, mất an ninh trật tự, hoang mang dư luận và mất niềm tin của nhân dân. Đến giai đoạn 2 của vụ án, bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về 3 tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản", “rửa tiền" và “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới".HĐXX nhận định, bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm là lãnh đạo SCB có hàng loạt hành vi gian dối, thống nhất với nhau từ việc phát hành trái phiếu đến dụ dỗ người gửi tiền mua trái phiếu; các bị cáo đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối, thể hiện ý thức chiếm đoạt tài sản của các trái chủ. Về hành vi “rửa tiền”, từ ngày 1.1.2018 - 7.10.2022, bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 445.000 tỉ đồng; trong đó 415.000 tỉ đồng có được từ hành vi phạm tội “tham ô tài sản” của SCB và hơn 30.081 tỉ đồng có được từ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của trái chủ. Ngoài ra, bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm thông qua các hợp đồng "khống" mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn, giữa các công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức ở nước ngoài; sau đó thông qua hệ thống SCB, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài. Tổng số tiền bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới là 4,5 tỉ USD, tương đương 106.730 tỉ đồng. Từ đó, hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án chung thân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 12 năm tù về tội “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới", 8 năm tù về tội “rửa tiền". Tổng hợp hình phạt chung là chung thân.Các bị cáo khác trong vụ án lãnh án từ 2 năm tù đến 23 năm tù.Sau đó, Trương Mỹ Lan đã nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án liên quan trực tiếp đến bị cáo.Giải pháp bảo mật đồng hành cùng chuyển đổi số
Tập 123 Mái ấm gia đình Việt lên sóng với sự góp mặt của dàn khách mời gồm Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa, diễn viên Phát La, cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng. Họ vượt qua các thử thách để giúp đỡ 3 hoàn cảnh khó khăn gồm Trần Thị Trà My, Hoàng Thị Bảo Trâm và Hoàng Văn Khôi. Trong chương trình, hoàn cảnh của em Hoàng Thị Bảo Trâm khiến nhiều người xót xa. Năm 2018, cha cô bé mất do tai nạn, khiến gia đình rơi vào bế tắc. Chị Cúc - mẹ Bảo Trâm vốn làm nông, không có công việc ổn định lại phải chăm sóc 2 con nhỏ và mẹ già. Biết mẹ vất vả, Trâm tự nhủ phải học thật giỏi để có công việc ổn định lo cho gia đình. Em hy vọng có một số tiền để sửa nhà, lót lại phần sân bị vỡ. Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa xúc động khi lắng nghe câu chuyện. Cô nói: “Bé chỉ mới học lớp 6 thôi mà hiểu chuyện đến mức đau lòng. Tôi xúc động khi thấy bé rất nỗ lực, thương mẹ và luôn cố gắng để lo cho người thân”, nàng hậu chia sẻ. Cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng thương Bảo Trâm vì mất cha ở độ tuổi còn quá nhỏ, cũng xót xa cho người mẹ vì vất vả trăm bề. Anh dành nhiều lời khích lệ đến các nhân vật, hứa sẽ cố gắng hết mình trong các thử thách để mang về phần thưởng giá trị cho các gia đình. Diễn viên Phát La đồng cảm nói: “Tôi cũng là một cậu bé lớn lên không có sự dẫn dắt của cha nên rất hiểu cảm giác của các bé ngay lúc này. Nhưng bản thân tôi đã tìm được cách để vượt qua sự thiếu thốn đó. Giờ đây, tôi đã đủ mạnh mẽ để một mình đương đầu với những khó khăn trong cuộc đời mà không có sự dẫn dắt của cha. Tôi hy vọng các bé cũng sẽ dần dần học được điều đó, mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn trong tương lai”. Bước vào thử thách chính, Phát La, Bùi Quỳnh Hoa và Nhâm Mạnh Dũng lần lượt kết hợp với các em nhỏ vượt qua thử thách ném phi tiêu. Việc chạy liên tục để hỗ trợ cho cả 3 gia đình khiến dàn khách mời đuối sức, song vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ở thử thách khác, Bùi Quỳnh Hoa thích thú khi được đọ trình đá bóng với Nhâm Mạnh Dũng. Với yêu cầu từ ban tổ chức, nam cầu thủ trở thành điểm sáng, giúp cả đội sớm vượt qua thử thách. Trải qua các vòng thi, em Trần Thị Trà My nhận về 15 triệu đồng. Em Hoàng Thị Bảo Trâm về nhì, nhận 20 triệu đồng. Còn gia đình em Hoàng Văn Khôi tiếp tục bước vào vòng đặc biệt, giành được cơ hội rút bảng logo và mang về số tiền thưởng 65 triệu đồng từ Tập đoàn Hoa Sen. Ngoài ra, dưới sự vận động của dàn khách mời đã thu về hơn 160 triệu đồng, hỗ trợ các em nhỏ vươn lên trong cuộc sống.
20 triệu đồng mua xe máy điện nào?
Ở đợt hội quân lần này, đội tuyển U.22 Việt Nam sẽ tham dự giải bóng đá quốc tế CFA Team China 2025, diễn ra tại Trung Quốc. Đây là lần thứ hai liên tiếp đội tuyển U.22 Việt Nam nhận lời mời tham dự giải đấu chất lượng tại Trung Quốc. Giải đấu lần trước diễn ra vào tháng 9.2024, khi đó đội tuyển U.22 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của quyền HLV trưởng Đinh Hồng Vinh đã có 3 trận "thử lửa" rất hữu ích, lần lượt trước U.22 Trung Quốc (thua 1-2), U.22 Uzbekistan (thua 1-2) và U.22 Malaysia (thắng 2-1).Tại giải năm nay, Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc (CFA) tiếp tục duy trì thành phần khách mời rất chất lượng từ những khu vực khác nhau của châu Á nhằm tăng tính cọ xát, nâng cao trình độ cho các cầu thủ trẻ. Bên cạnh khách mời quen thuộc là U.22 Việt Nam (Đông Nam Á) và U.22 Uzbekistan (Trung Á), giải còn có sự tham gia của một đội tuyển rất mạnh của Đông Á là U.22 Hàn Quốc.U.22 Việt Nam đá trận ra quân gặp U.22 Hàn Quốc vào ngày 20.3. Sau đó, các chàng trai của Việt Nam gặp U.22 Trung Quốc vào ngày 23.3, rồi chạm trán U.22 Uzbekistan vào ngày 25.3.Theo kế hoạch, đội tuyển U.22 Việt Nam sẽ tập trung trở lại vào ngày 10.3, tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam. Do cùng thời điểm với đợt tập trung FIFA Days tháng 3.2025 của đội tuyển Việt Nam, nên HLV Kim Sang-sik tiếp tục trao quyền HLV trưởng đội tuyển U.22 Việt Nam tham dự giải bóng đá quốc tế CFA Team China 2025 cho trợ lý HLV Đinh Hồng Vinh.
Ông Tín đúc kết: "Nếu mỗi người biết chăm lo cho sức khỏe bản thân, luôn nghĩ mọi điều dưới lăng kính tích cực, cố gắng học hỏi và trau dồi năng lực thường xuyên… thì sẽ không bị ảnh hưởng bởi những đồn đoán, thêu dệt về tam tai, năm tuổi".
Tận hưởng tết theo một cách khác, vừa truyền thống, vừa 'chữa lành'
Bộ Tư pháp mới đây công bố báo cáo nghiên cứu của nhóm chuyên gia độc lập do bộ này tuyển chọn, về kinh nghiệm pháp luật quốc tế trong xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng.Kết quả nghiên cứu cho thấy việc điều tra tội rửa tiền thời gian qua được đẩy mạnh. Các vụ án tăng lên cả về số lượng và chất lượng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án các cấp.Nhóm nghiên cứu dẫn chứng vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2) là điển hình, nổi cộm về hành vi rửa tiền. Bà Trương Mỹ Lan - chủ tịch tập đoàn này - cùng đồng phạm đã rửa tiền hơn 445.000 tỉ đồng, do đó bị kết án từ 2 - 12 năm tù.Theo nhóm nghiên cứu, quy định pháp luật của Việt Nam về cơ bản phù hợp và tương thích với chuẩn mực quốc tế trong phòng, chống tham nhũng và rửa tiền. Tuy vậy, một số vấn đề vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để mang lại hiệu quả cao hơn.Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 2 tội danh liên quan đến hành vi rửa tiền, gồm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (điều 323) và tội rửa tiền (điều 324).Nhóm nghiên cứu cho rằng, chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có về bản chất là một trong những quy trình nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản do phạm tội mà có. Đây có thể coi là một dạng thức của hành vi rửa tiền theo chuẩn mực quốc tế.Do đó, việc quy định hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là một tội danh độc lập với tội rửa tiền sẽ dẫn tới cách hiểu hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản có được từ việc phạm tội không phải là hành vi rửa tiền.Nhóm nghiên cứu kiến nghị hợp nhất 2 tội danh nêu trên thành một tội danh về rửa tiền để đảm bảo phản ánh đúng bản chất, tính chất của hành vi phạm tội cũng như sự thống nhất về chế tài xử lý.Vẫn theo nhóm nghiên cứu, ngày càng có nhiều người tham gia vào các hoạt động mua bán tiền, tài sản mã hóa (hay còn gọi là tiền ảo, tài sản ảo), nhưng đến nay Việt Nam chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý, xử lý đối với lĩnh vực này.Những thiếu hụt pháp lý có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến tiền ảo", tài sản ảo, bao gồm công tác phòng, chống lạm dụng tiền ảo, tài sản ảo để rửa tiền.Trước sự phức tạp của các hoạt động liên quan tiền ảo, tài sản ảo, lực lượng chức năng Việt Nam đã và đang vận dụng các quy định của pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để thực hiện công tác phòng ngừa lạm dụng tiền, tài sản mã hóa thực hiện hoạt động rửa tiền.Dù vậy, để có cơ sở pháp lý chặt chẽ, nhóm nghiên cứu nhận định việc xây dựng một hành lang pháp lý về quản lý, kiểm soát các hoạt động liên quan đến tiền, tài sản mã hóa ở thời điểm hiện nay là hết sức quan trọng và cấp thiết.Đồng tình với kiến nghị trên, luật sư Nguyễn Thị Thúy, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, phân tích rằng, tiền ảo không được công nhận là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc đầu tư mua bán tiền ảo thì chưa có quy định nào điều chỉnh hoặc ngăn cấm. Điều này dẫn tới nhiều đối tượng đã thực hiện hành vi rửa tiền bằng cách giao dịch tiền ảo.Để khắc phục bất cập, luật sư Thúy đề xuất hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến quản lý các giao dịch tiền ảo tại Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát đối với các giao dịch liên quan tới tiền ảo xuyên biên giới.Nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp cho hay, các văn kiện quốc tế đều yêu cầu các quốc gia thành viên quy định trách nhiệm pháp lý đối với mọi pháp nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.Tại Việt Nam, bộ luật Hình sự đã quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, nhưng chỉ đối với pháp nhân thương mại và khi pháp nhân đó thực hiện một trong 33 tội danh.Để tăng cường hiệu quả trong đấu tranh với tội phạm rửa tiền cũng như tương thích với luật pháp quốc tế, nhóm nghiên cứu kiến nghị nghiên cứu khả năng quy định trách nhiệm hình sự của mọi pháp nhân (cả thương mại và phi thương mại), đồng thời mở rộng phạm vi các tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM Nguyễn Văn Hậu cũng cho rằng, điều 324 bộ luật Hình sự (quy định về tội rửa tiền) còn có hạn chế, bởi lẽ chủ thể của tội danh này hướng tới là các cá nhân và pháp nhân thương mại, mà bỏ qua pháp nhân phi thương mại.Điều 76 bộ luật Dân sự quy định pháp nhân phi thương mại là tổ chức không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.Pháp nhân phi thương mại gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác...